- Phế liệu có thuộc danh mục được phép xuất khẩu không?
- Chính sách của nhà nước về thủ tục xuất khẩu phế liệu
- Các quyền xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài:
- Các điều kiện trong quy định xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài của các doanh nghiệp:
- Thủ tục xuất khẩu phế liệu hiện nay
- Thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hiện hành
- Địa điểm làm thủ tục hải quan
Ngày nay, có rất nhiều công ty, phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Và trong quá trình sản xuất, sử dụng đã phát sinh nhiều phế liệu và các doanh nghiệp này muốn xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa hiểu hết hoặc còn vướng mắc một số quy định, thủ tục liên quan đến thuế, hải quan. Vậy những thủ tục đó là gì? Và những nguyên tắc, quyền xuất khẩu phế liệu ra sao? Hãy cùng Vinavico tìm hiểu về những quy định và thủ tục để xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài mà các cơ sở thu mua phế liệu đang áp dụng nhé
Phế liệu có thuộc danh mục được phép xuất khẩu không?
Theo quy định tại Mục 1 Công văn 1730/TCHQ-GSQL ngày 16/5/2022 hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành quy định về xuất khẩu phế liệu cụ thể như sau::
– Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 56 Luật quản lý ngoại thương;
– Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ;
– Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51, Điều 1 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 20/04/2018) của Bộ Tài chính;
Căn cứ quy định tại các văn bản đã trích dẫn trên, trường hợp phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất của Công ty không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép chuyên ngành, công ty làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan, không phải xin giấy phép xuất khẩu.
Chính sách của nhà nước về thủ tục xuất khẩu phế liệu
Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, những mặt hàng phế liệu không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thì khi xuất khẩu chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu thông thường tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Như vậy, khi xuất khẩu phế liệu sẽ làm thủ tục xuất khẩu phế liệu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu mà không cần xin giấy phép xuất khẩu phế liệu.
Các quyền xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài:
Các quyền xuất nhập khẩu phế liệu ra nước ngoài của các doanh nghiệp đã được quy định rõ ràng tại Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bô Công Thương như sau:
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép xuất nhập khẩu được phép mua hàng hóa tại Việt Nam với mục địch xuất khẩu ra nước ngoài đã hàng thành nghĩa vụ thuế và tài chính khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại các cơ quan Hải quan theo những quy định đã được đặt ra của pháp luật.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép phải chịu trách nhiệm trong việc thục hiện nghĩa vụ thuế, tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép có quyền xuất khẩu khi trực tiếp mua hàng tại Việt Nam phải có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, phân phối hàng hóa để xuất khẩu, cũng như không được tổ chức thành lập những mạng lướt thug om hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.
Cần đáp ứng đủ các điều kiện trong quy trịnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
Các điều kiện trong quy định xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài của các doanh nghiệp:
- Hàng hóa xuất khẩu không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, ngừng xuất khẩu hay không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế của Việt Nam.
- Hàng hóa phải thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định của phát luật Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu phải thuộc danh mục hàng hóa theo cam kết quốc tế và phải thực hiện theo đúng lộ trình đã cam kết.
- Cuối cùng là phải phù hợp với nội dung xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép.
Thủ tục xuất khẩu phế liệu hiện nay
Bạn đọc tham khảo các quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (hiện nay một số quy định được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC).
- Hồ sơ để thực hiện thủ tục xuất khẩu phế liệu theo Điều 16 của Thông tư này bao gồm
– Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định;
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
– Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
+ Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
+ Xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
– Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
– Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Tùy thuộc yêu cầu của nước nhập khẩu mà cần cung cấp thêm chứng từ phù hợp. Quý khách hàng có thể liên hệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) để được hướng dẫn.
- Về thuế, mã HS :
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất và cấu tạo thực tế của hàng hóa xuất khẩu.
Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục xuất khẩu phế liệu, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC).
Thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại Điều 21 Luật Hải quan 2014 quy định về thủ tục hải quan cụ thể như sau:
(1) Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
– Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
– Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
– Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
– Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
– Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
– Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Địa điểm làm thủ tục hải quan
Theo quy định tại khoản 1,2 và khoản 3 Điều 22 Luật Hải quan 2014 quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan là:
(1) Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
(2) Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
(3) Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
– Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
– Trụ sở Chi cục Hải quan;
– Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
– Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
– Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
– Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
– Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
Trên đây là những thông tin về Xuất Khẩu Phế Liệu Ra Nước Ngoài, Điều Kiện, Thủ Tục Như Thế Nào ? Hi vọng qua bài viết những đơn vị thu mua phế liệu, thu mua phế liệu đồng, nhôm, sắt … sẽ nắm được những thông tin, thủ tục khi cần xuất khẩu phế liệu ra nước ngoài được chi tiết nhất.
Ý kiến bạn đọc (0)